Tóm Tắt Review Sách Cách tư duy và giao dịch như một nhà vô địch đầu tư chứng khoán

Từ năm 2010, tại các buổi hội thảo hướng dẫn cho các nhà đầu tư cổ phiếu quan tâm đến việc học hỏi phương pháp SEPA®. Trong suốt những buổi giảng, các nhà giao dịch thường hỏi ý kiến của tôi về các chứng khoán đang ở trong xu hướng giảm giá dài hạn! Tôi không biết nhiều về các loại chứng khoán này vì tôi không phải là người thích câu cá ở đáy hoặc mua những cổ phiếu đang hạ giá. Tôi càng không muốn chiến đấu chống lại xu hướng giảm giá mạnh.

Điểm bắt đầu của tôi luôn phải “ở thế thắng”. Nghĩa là tôi chỉ mua cổ phiếu đang ở trong xu hướng tăng dài hạn. Mặc dù điều này có vẻ rất hiển nhiên (đối với một cổ phiếu đang tăng giá mạnh và được định nghĩa là đang ở trong xu hướng tăng dài hạn) nhưng thật khó để nhận ra “bức tranh lớn” một khi bạn đang cố gắng áp đặt quan điểm thiển cận về điều bạn muốn nhìn thấy cho cổ phiếu này. Điều nguy hiểm là bạn bị mắc kẹt vào mẫu hình đồ thị hiện tại và không nhận ra được bối cảnh lớn. Ví dụ, một cổ phiếu đang chuyển động đi ngang trong một xu hướng tăng mạnh có thể là ứng viên tiềm năng để mua. Ngược lại, một cổ phiếu đang củng cố trong một xu hướng giảm mạnh có thể mang tới cơ hội bán khống. Vấn đề là bức tranh lớn về xu hướng cổ phiếu.
Nền tảng chính trong phương pháp của tôi là giao dịch theo xu hướng (giống như mọi người vẫn thường nói “xu hướng là bạn”). Câu nói tương tự tôi thường trích dẫn là: “hãy đuổi theo con sóng”, giống như ngọn sóng biển ấy. Điều này có nghĩa là phải chọn đúng đợt thủy triều bạn mong muốn vì bơi ngược chiều rất nguy hiểm. Mặc dù điều này là rất cơ bản nhưng bạn phải chọn đúng thủy triều trước khi xác định các tiêu chí mua cụ thể.

Tại Sao Tôi Sử Dụng Đồ Thị

Khi kiểm tra đồ thị giá và khối lượng của một cổ phiếu, chúng ta có thể biết liệu giá cổ phiếu đang diễn ra bình thường hay đang phát ra những tín hiệu cảnh báo cần quan tâm. Đồ thị cung cấp rất nhiều manh mối giá trị. Phân tích giá và khối lượng có thể giúp bạn xác định liệu một cổ phiếu đang ở giai đoạn tích lũy hay phân phối (đang ở vùng mua hoặc vùng bán). Đồ thị có thể cảnh báo cho một nhà phân tích kỹ thuật sắc sảo về những nguy hiểm lớn, và cũng chỉ ra khi nào xuất hiện những cơ hội đầu cơ có khả năng thắng lợi cao.

Nguyên tắc tối thượng của bất cứ các thị trường nào là quy luật cung và cầu. Khi bạn biết hành động giá nào là sai, tự khắc bạn sẽ biết hành động giá nào là đúng nhằm lọc ra các cổ phiếu có tiềm năng tăng giá mạnh, và cải thiện khả năng thành công. Khi bạn học được cách đọc đồ thị chính xác và xác định các đặc điểm thường thấy của những cổ phiếu siêu hạng, rủi ro và lợi nhuận tiềm năng sẽ trở nên rõ ràng. Mấu chốt không phải là biết cổ phiếu sẽ làm gì tiếp theo, mà biết được bạn nên làm điều gì. Nói cách khác, vấn đề là xác định xem liệu đoàn tàu có chạy đúng lịch trình hay không. Điều này là hết sức quan trọng, vì khi bạn biết điều gì sẽ mang lại thành công, nhưng điều này không xuất hiện, thì quyết định thoát khỏi thị trường sẽ trở nên rõ ràng và dễ dàng hơn.

Chỉ Tham Gia Vào Giai Đoạn 2

Giống như tất cả các cổ phiếu, những cổ phiếu siêu hạng sẽ phải trải qua bốn giai đoạn rõ ràng. Chu kỳ để một cổ phiếu trải qua tất cả bốn giai đoạn này có thể mất tới vài năm hoặc thậm chí là cả một thập niên. Bạn chỉ nên tập trung đầu tư vào Giai Đoạn 2. Tôi tránh né tham gia vị thế mua ở các giai đoạn khác, ngoại trừ Giai Đoạn 2. Trong suốt các giai đoạn khác (1, 3 và 4), bạn hoặc có thể mất tiền hoặc tốn thời gian vô ích.
Mua cổ phiếu ở Giai Đoạn 2 sẽ làm tăng khả năng thắng cược vì có nhiều yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu. Dựa trên nghiên cứu về những cổ phiếu tăng trưởng mạnh nhất từ cuối những năm 1800 đến nay, hơn 95% cổ phiếu có giai đoạn tăng giá mạnh nhất khi ở vào Giai Đoạn 2. Đây là kết quả thực tế, không phải quan điểm cá nhân tôi. Vậy bạn muốn sẽ tham gia vào giai đoạn có khả năng 95% chiến thắng, hay là tham gia vào nhóm 5% thất bại?

Tôi xác định bốn giai đoạn dựa trên điều gì đang xảy ra với hành động giá cổ phiếu:

  • Giai Đoạn 1: Pha Thờ Ơ: củng cố
  • Giai Đoạn 2: Pha Tăng Giá: tăng tốc.
  • Giai đoạn 3: Pha Đạt Đỉnh: phân phối.
  • Giai Đoạn 4: Pha Giảm Giá: buông xuôi

Khi giao dịch, tôi nhận thấy không cần thiết phải biết cổ phiếu đang ở chính xác giai đoạn nào. Chỉ cần tập trung vào các cổ phiếu ở Giai Đoạn 2 sẽ mang lại cho bạn khả năng chiến thắng cao. Bên cạnh chân lý hiển nhiên là – một cổ phiếu phải ở trong xu hướng tăng giá để tạo nên mức sinh lợi lớn – hãy sử dụng các tiêu chí giao dịch được xác định trước nhằm mang lại cho bạn cơ sở hợp lý (baseline) để biết nên kỳ vọng điều gì trong từng tình huống cụ thể.

HÌNH Mẫu Xu HƯỚNG (TREND TEMPLATE)

“Bạn không cần thiết phải trở thành sinh viên kinh tế mới biết cách kinh doanh; bạn chỉ cần ghi nhớ một điều… phải luôn luôn đi cùng với bất cứ điều gì đang là xu hướng thịnh hành”.
—Paul Tudor Jones, nhà giao dịch vĩ đại.
Khi nhà giao dịch vĩ đại Paul Tudor Jones được hỏi về quy tắc giao dịch cổ phiếu quan trọng nhất, ông nói rằng, cổ phiếu đó phải nằm trên đường trung bình di động (MA) 200 ngày và ông sẽ “loại bỏ bất cứ cổ phiếu nào nằm dưới MA 200 ngày”. Mặc dù điều này có vẻ rất đơn giản, nhưng chính sự đơn giản này lại tăng thêm tính hiệu quả. Bất kể bạn tài giỏi như thế nào (hoặc bạn nghĩ mình như thế), bạn phải thấu hiểu và sử dụng quy tắc giao dịch trên. Thị trường chứng khoán giống như một động cơ, nếu bạn muốn sống sót trong dài hạn, bạn phải học cách làm như thế nào để trở thành người đầu tàu!

Hình Mẫu Xu Hướng do tôi xây dựng sẽ đưa ra các tiêu chí đánh giá cho các cổ phiếu tôi đang quan tâm. Đó là người kiểm tra của tôi, hoặc cái mà tôi gọi là “tiêu chí không phải bàn cãi”. Bất cứ cổ phiếu nào không đáp ứng được các tiêu chí này sẽ bị loại bỏ khỏi màn hình radar của tôi. Không ngạc nhiên khi tiêu chí đầu tiên là giá phải nằm trên MA 200 ngày và đường MA 200 ngày phải dốc đi lên. Mua một cổ phiếu đang ở xu hướng xuống là lờ đi “những vấn đề sức khỏe lớn” của cổ phiếu đó. Sau đây là 8 tiêu chí một cổ phiếu cần phải đáp ứng để xem xét có phải ở Giai Đoạn 2 tăng giá hay không (Hình 6-2).

Tiêu Chí Hình Mẫu Xu Hướng

Một cổ phiếu phải đáp ứng 8 tiêu chí cần thiết để được xem là ở trong Giai Đoạn 2 tăng giá:

  1. Giá cổ phiếu phải nằm trên cả đường trung bình di động 150 ngày (30 tuần) và đường trung bình di động 200 ngày (40 tuần).
  2. Đường trung bình đi động 150 ngày phải nằm trên đường trung bình di động 200 ngày.
  3. Đường trung bình di động 200 ngày đang dốc đi lên ít nhất trong 1 tháng (lý tưởng là 4-5 tháng hoặc dài hơn).
  4. Đường trung bình di động 50 ngày (10 tuần) phải nằm trên đường trung bình di động 150 ngày và đường trung bình di động 200 ngày.
  5. Giá cổ phiếu hiện tại phải ít nhất cao hơn 25% so với đáy thấp nhất 52 tuần (nhiều cổ phiếu thậm chí phải cao hơn 100%, 300% hoặc thậm chí nhiều hơn nữa so với đáy 52 tuần, trước khi xuất hiện điểm phá vỡ thoát ra khỏi một vùng củng cố mạnh và bắt đầu tăng giá theo bước nhảy giá lón (large-scale))
  6. Giá cổ phiếu hiện tại ít nhất phải nằm trong 25% vùng đỉnh 52 tuần (càng gần với đỉnh mới cao nhất càng tốt).
  7. Xếp hạng RS (Relative Strength – Sức Mạnh Tương Đối) được công bố bởi Investor s Business Daily là không thấp hơn 70, thậm chí sẽ thích hợp hơn nếu từ 90 trở lên, là mức cho thấy đây sẽ là sự lựa chọn tốt hơn. (Lưu ý: đường RS không nên đang ở trong xu hướng giảm. Tôi thích đường RS đang dốc đi lên trong ít nhất 6 tuần, ưa thích nhất là 13 tuần hoặc nhiều hơn).
  8. Giá hiện tại đang giao dịch trên đường trung bình di động 50 ngày để cho thấy đang rời xa nền giá.

Khi cổ phiếu chuyển tiếp từ “Giai Đoạn 1” sang “Giai Đoạn 2”, bạn nên chú ý đến sự gia tăng đáng kể của khối lượng – là tín hiệu cho thấy có sự tham gia hỗ trợ của các nhà đầu tư tổ chức. Quan sát những cổ phiếu được xác nhận là ở trong xu hướng tăng cho phép tôi thu hẹp và tập trung vào các ứng viên đầu tư tiềm năng. Điều này giúp bạn xác định được những cổ phiếu có khả năng lớn sẽ mang lại tỷ suất sinh lợi cao. Việc tìm kiếm các siêu cổ phiếu phải dựa trên các tiêu chí giao dịch đúng đắn và rèn luyện tính kỷ luật để tuân thủ chúng.
Tuy nhiên, các nhà giao dịch nghiệp dư hiếm khi giao dịch theo cách này; hoặc khi làm thế, họ cũng hiếm khi có các tiêu chí giao dịch đúng đắn. Đây là một ví dụ về lối suy nghĩ của các nhà giao dịch nghiệp dư: Họ đã bỏ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *